Phòng Chống Bụi Trong Sản Xuất

Phòng chống bụi trong sản xuất – Trong lao động sản xuất hầu hết các nhà máy , phân xưởng, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đều phát sinh ra bụi, bụi thường khuyếc tán rộng và bay theo chiều gió.

phong-chong-bui-cong-nghiep

Khái niệm

Bụi là một tập hợp có nhiều hạt, có kích thước nhỏ, tồn tại lâu trong không khí, dưới dạng bụi
bay, bụi lắng, hoặc dưới dạng hơi, khói, sương mù. Bụi bay có kích thước từ 0,001 µm đến 10 µm , bụi loại này thường gây tổng thương nặng cho hệ hô hấp. Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 µm, loại này gây tác hại cho da mắt, gây nhiễm trùng dị ứng, ngoài ra bụi còn có những tác hại về mặt kỹ thuật như bám vào máy móc thiết bị dẫn đến sự chóng hư hỏng như mòn các chi tiết quay, tăng ma sát các chi tiết trượt, gây hiện tượng đoản mạch ở động cơ điện.

Có nhiều dạng bụi như:

– Theo nguồn gốc: bụi hữu cơ, bụi vô cơ, bụi kim loại, bụi hỗn hợp…
– Theo kích thước hạt bụi: lớn hơn 10 µm ta gọi l2 bụi thật sự, còn bụi từ 0,001 đến 0,1 µm ta gọi là bụi mù.
– Theo tác hại của bụi: gây dị ứng, gây nhiễm trùng, ung thư, xơ hoá phổi.

Tác hại của bụi

Các hạt bụi nhỏ hơn 5 µm thì có thể vào tận các phế nang của phổi, một số có thể đọng lại ở phế quản, khí quản gây ra một số bệnh như sau:

  • Bệnh phổi nhiễm bụi: (với các loại bụi có kích thước từ 0,1 µ đến 5 µ) chiếm khoảng 40 đến
    70% là bệnh nghề nghiệp, nội thương dẫn đến hiện tương xơ hoá phổi làm suy chức năng hô hấp.
  • Bệnh ở đường hô hấp nói chung: tuỳ theo nguồn gốc của các loại bụi mà gây ra các bệnh
    như: viêm tai, viêm mũi, viêm họng, viêm khí quản, viêm phế quản…
  • Gây ra bệnh ngoài da: gây nhiễm trùng da, kích thích da, gây dị ứng, lở loét.
    Gây tổn thương cho mắt: làm giảm thị lực, nặng nhất là mù.
  • Gây tổn thương ở hệ tiêu hoá: làm tổn thương niêm mạc, dạ dày, ruột…

Biện pháp phòng chống bụi công nghiệp

1/ Biện pháp kỹ thuật:

– Tự động hoá, cơ khí hoá dây chuyền sản xuất.
– Lọc bụi, hút bụi, ngăn bụi…
– Bố trí các nơi phát sinh nhiều bụi ra xa các khu vực dân cư, nhà ăn, nhà trẻ.

2/ Biện pháp vệ sinh cá nhân:

– Sử dụng quần áo bảo hộ lao động.
– Sử dụng khẩu trang để che.
– Sau 1 ca làm việc nên thay quần áo bảo hộ lao động.

3/ Biện pháp y tế:

Cán bộ vệ sinh bảo hộ lao động phải có trách nhiệm tổ chức khám tuyển định kỳ, kiểm tra sức khoẻ công nhân khi làm việc với bụi công nghiệp, giám định khả năng lao động, bố trí nơi làm việc thích hợp cho người làm việc. Tổ chức điều kiện an dưỡng, nghỉ ngơi. Khẩu phần ăn cho công nhân có nhiều vitamin.

Bài viết được trích từ giáo trình an toàn lao động và môi trường công nghiệp

Leave a comment