Các Biện Pháp Chống Tiếng Ồn Và Chấn Động Trong Sản Xuất

Tổng hợp các biện pháp chống tiếng ồn và chấn động, bài viết được trích từ giáo trình an toàn lao động và môi trường công nghiệp.

chong-tieng-on-rung-dong-trong-san-xuat

Biện pháp phòng và chống tiếng ồn

– Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn. Máy móc phát sinh ra tiếng ồn phải được bố trí xa phân xưởng và khu vực đông người, nhà xưỡng nên thiết kế cao, rộng có vòm che, xung quanh tường bố trí thêm phần cách âm, chung quanh khu vực sản xuất nên trồng cây để giảm tiếng ồn.
– Giảm tiếng ồn, có thể thực hiện theo các bước như sau:

  1. Hiện đại hoá thiết bị.
  2. Thay đổi quy trình sản xuất.
  3. Hiệu quả nhất là tự động hoá hoặc điều khiển các thiết bị đó từ xa.
  4. Quy hoạch thời gian làm việc của các nhà máy.
  5. Dùng các nút giảm âm thanh.

Biện pháp phòng và chống chấn động

– Thay thế các bộ phận máy móc thiết bị phát ra tiếng ồn
– Ngăn chận sự lan truyền chấn động từ nơi này sang nơi khác. (Máy được đặt trên nền lò xo, cao su hay nền cát; treo trên bộ giảm chấn)
– Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền ( dùng vật liệu hút âm thanh như: Tấm tiêu âm;buồng hút âm; ống tiêu âm,…

Biện pháp phòng hộ cá nhân:

– Dùng nút bít tai, ốp tai.
– Giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.
– Khám sức khoẻ nghề nghiệp hằng năm như đo thính lực.

Bài viết được trích từ giáo trình an toàn lao động và môi trường công nghiệp

Leave a comment